Nghiên cứu sự thay đổi cấu tử thơm 2-AP và các chất bay hơi khác trong qui trình chế biến bún từ gạo

Bún là nguyên liệu chính để chế biến “Bún Bò Huế”, đây là một món ăn đặc sản của Việt Nam có nguồn gốc từ thành phố Huế, trước đây là kinh đô của Việt Nam. Hương vị đặc trưng của sợi bún quyết định tới chất lượng bún sản phẩm. Để làm rõ những sự thay đổi này, đề tài nghiên cứu đã tiến hành chiết xuất cấu tử chính tạo nên mùi thơm 2 Acetyl- 1 Pyrroline từ lá dứa và sửdụng nó như là chất chuẩn để định tính và định lượng sự thay đổi này bao gồm cấu tử chính 2-AP và các cấu tử bay hơi khác trong gạo ngâm nước theo quy trình chế biến bún truyền thống. Kết quả chứng tỏ rằng cấu tử thơm 2-AP và những cấu tử bay hơi khác đã biến đổi một rất rõ rệt trong quá trình chế biến này. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến cáo ngâm gạo trong 12 giờ quy trình chế biến bún.